Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua dự luật nới lỏng các quy định về tiếp nhận người lao động nước ngoài nhằm khắc phục tình trạng thiếu lao động trầm trọng.
Theo hệ thống thị thực mới, người lao động nước ngoài sẽ được tiếp nhận theo 2 loại thị thực. Loại thứ nhất cho phép người nước ngoài có kỹ năng nghề trong các lĩnh vực được chỉ định được ở lại Nhật tối đa là 5 năm nhưng không được đưa gia đình sang.
Loại thứ hai cho phép những người lao động có kỹ năng cao hơn được đưa gia đình sang và được gia hạn ở lại Nhật lâu dài sau 5 năm.
Chính phủ Nhật Bản cũng cho biết trong tháng 12 sẽ soạn thảo các biện pháp hỗ trợ người nước ngoài tại nơi làm việc và ở cộng đồng địa phương, cũng như kế hoạch giảng dạy tiếng Nhật.
NHK cho biết, Chính phủ nước này cũng sẽ cần giải quyết vấn đề các công ty môi giới bóc lột lao động người nước ngoài, cùng những quan ngại rằng dự luật sẽ không khắc phục được vấn đề thiếu lao động ở vùng sâu vùng xa mà làm gia tăng tình trạng lao động người nước ngoài tập trung vào khu vực đô thị.
Cơ hội và thách thức cho thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản của Việt Nam
Theo số liệu thống kê từ Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động Thương binh và Xã hội, năm 2018 tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.860 lao động. Vượt 30% so với kế hoạch năm 2018 (kế hoạch năm 2019 đưa 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng 6% so với năm 2017)
Năm 2018, Nhật Bản là thị trường dẫn đầu bởi số lượng lao động sang làm việc, đạt mốc 68.737 lao động. Tiếp đến là thị trường Đài Loan, đạt 60.369 lao động; Hàn Quốc: 6.538 lao động; Ả rập – Xê út: 1.920 lao động. Tiếp theo là các thị trường Rumani: 1.319 lao động, Malaysia:1.102 lao động, Algeria: 1.014 lao động và các thị trường khác.
Chất lượng lao động chính là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Do đó, Việt Nam cần hướng tới việc xây dựng thương hiệu cho lao động Việt Nam, giữ vị thế của lao động nước mình trong mắt các nhà tuyển dụng. Muốn vậy, người lao động cần phải được trang bị nhiều kiến thức cơ bản về đất nước, con người nước sở tại cũng như phong tục, tập quán, đặc biệt là kỷ luật lao động. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần tăng cường tuyển chọn và tuân thủ khắt khe các tiêu chuẩn trong tuyển chọn; Nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động